Thursday, May 10, 2012

Câu 5: Mô hình OSI


Câu 5: Mô hình OSI
 OSI( Open System Interconnect) còn gọi là mô hình 7 lớp được đánh số từ 1 đến 7 theo mức độ trừu tượng trong mô hình, lớp thấp ít trừu tượng hơn lớp cao, mỗi lớp chỉ giao tiếp với lớp kế cận nó, mô hình này được dùng để giải thích cách thức hoạt động của mạng máy tính.
Tổ chức ISO ( International Organization for Standardization – Tổ chức  Tiêu chuẩn hóa Quốc tế) là một liên đoàn toàn cầu  chuyên môn đề ra các tiêu chuẩn quốc tế. Vào đầu thập niên 80, nó bắt đầu làm việc trên một tập hợp các giao thức phục vụ cho các môi trường mạng mở, cho phép các nhà kinh doanh hệ thống truyền thông bằng máy tính liên lạc với nhau thong qua các giao thức truyền thông  đã được chấp nhận trên bình diện quốc tế. Cuối cùng tổ chức này phát triển ra mô hình tham khảo OSI.
Truyền thông với các tầng giao thức ngang hang đang hoạt động trên máy đối tác. Cung cấp các dịch vụ cho các tầng trên nó ( ngoại trừ mức cao nhất là tầng ứng dụng).
Peer-layer communication ( truyền thông giữa các tang ngang hang) cung cấp phương pháp để mỗi tầng trao đổi các thông điệp hay lưu trữ khác. Ví dụ, transport protocol ( giao thức chuyển tải) có thể gửi một thông báo “Pause transmission” (ngưng truyền tải) đến giao thức ngang cấp với nó tại máy gửi (máy đang gửi tin đến). Rõ rang là mỗi tầng không có một dây dẫn vật lý giữa nó và tầng cùng cấp trong hệ thống đối diện.Để gửi một thông điệp, transport protocol phải đặt thông điệp này trong một gói tin rroif chuyển nó qua tầng bên dưới.Như vậy, các tầng thấp phục vụ tầng cao hơn bằng cách nhận lấy các thông điệp của chúng và chuyển các thông điệp trong khối giao thức xuống tầng thấp nhất, ở đây các thông điệp được truyền tải qua các kết nối vật lý.

Lớp
Chức Năng
Lớp 7 - Application
Lớp Ứng Dụng
Gồm các ứng dụng chạy trên các máy trạm. Lớp này chỉ chịu trách nhiệm truy cập và truyền File trên mạng ( giống như đang viết 1 bức điện tại bưu điện).
Lớp 6 - Presentation
Lớp biểu diễn dữ liệu
Chịu trách nhiệm chuyển đổi được định dạng giữa các hệ thống có định dạng khác nhau. Ví dụ chuyển đổi dạng dữ liệu trong hệ điều hành Unix sang dạng dữ liệu trong hệ điều hành MSDOS (giống người phiên dịch nội dung bấc điện từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác).
Lớp 5 - Session
Lớp đàm thoại
Xử lý các gói dữ liệu (giống như chia tập tài liệu thành các gói nhỏ, đóng gói, ghi địa chỉ nơi gửi, nơi nhận, số trang, số thứ tự để bên nhận khôi phục lại tài liệu ban đầu) và thực hiện các cuộc đàm thoại giữa các máy trạm ( kết nối nơi gửi và nơi nhận).
Lớp 4- Transport
Lớp vận chuyển dữ liệu trên mạng
Lớp này đảm bảo chuyển các gói dữ liệu đến đúng nơi nhận, nếu có gói nào đó thất lạc hoặc hư hỏng thì yêu cầu nơi gửi chuyển lại (bản sao của gói đó). Lớp này còn giúp các lớp 1, 2, 3 hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mạng thông qua bộ giao thức TCP/IP
Lớp 3 - Network
Lớp mạng
Lớp mạng cung cấp bản đồ địa chỉ trên mạng. Địa chỉ máy nhận gói dữ liệu là địa chỉ logic nằm trên bản đồ địa chỉ trên mạng. Lớp 3 kết hợp với lớp 2 để chuyển địa chỉ logic của các gói dữ liệu (địa chỉ IP) thành các địa chỉ MAC ((Media Access Control = điều khiển môi trường truy nhập) là địa chỉ (dùng 6 byte) được cấp cho mỗi card mạng) và chuyển các gói dữ liệu về đích. Đây là lớp thấp nhất không có liên hệ gì với cấu trúc phần cứng; là nơi giao thức mạng phát huy vai trò của mình.
Lớp 2 - Data-link
Kết nối
Gồm các quy tắc về cách thức nhận các gói dữ liệu, loại bỏ các gói dữ liệu gửi ko đúng địa chỉ. Nhiệm vụ của lớp 2 là tìm ra 1 tuyến để lớp 1 có thể giao tiếp với lớp 3. Lớp Data-link là nơi phát huy các giao thức địa chỉ card mạng.
Lớp 1 - Physical class
Lớp vật lý
Là phương tiện vận chuyển dữ liệu; gồm tất cả những gì lien quan đến cấu trúc vật lý (card mạng, dây cáp, các thiết bị trung tâm,…)

0 comments:

Post a Comment