Wednesday, March 11, 2015

Đã có iOS 8.2, mời các bạn nâng cấp. Cập nhật: link tải về trực tiếp

iOS 8.2 đã có mặt chính thức chỉ vài phút sau khi sự kiện Apple Watch khép lại. Bản cập nhật này chủ yếu ra mắt để hỗ trợ Apple Watch cũng như sửa một số lỗi còn tồn tại. Ngoài ra nó có rất nhiều thay đổi trong việc quản lý các ứng dụng sức khỏe cũng như cách thức các ứng dụng này hoạt động. Các chương trình như Mail, Music, Maps... cũng được cập nhật ổn định hơn.

IMG_1009.PNGIMG_1010.PNG
Cập nhật thêm link tải (nguồn RedmondPie):

Read more »

Vì sao Apple định hướng MacBook là một dòng máy mới, và số phận của MacBook Air sẽ như thế nào?

Screen Shot 2015-03-10 at 6.44.20 PM.
Apple đã làm bất ngờ rất nhiều người với chiếc MacBook mới với thiết kế rất mỏng, kích thước nhỏ gọn và cùng với đó là màn hình Retina. Thông thường, Apple chỉ thực sự mang những cái mới mẻ, sáng tạo của họ lên với dòng Pro trước, rồi sau đó sẽ áp dụng cho dòng Air. Tuy nhiên lần này, Apple đã quyết định tạo nên bước đột phá với việc tạo ra một dòng notebook mới gọi là “MacBook” (Apple không dùng từ Air) với kiểu dáng hoàn toàn mới.

Khi mới ra mắt, nhiều người trong chúng ta đã lầm tưởng Apple làm mới dòng Air hiện giờ, nhưng thực chất là họ đang tạo ra một hướng mới. Vậy lý do tại sao Apple làm việc này, và liệu MacBook Air sẽ chết trong tương lai?

Số phận của MacBook xưa / nay và MacBook Air hiện giờ

macbook_air_yosemite.
Trước năm 2008, thế hệ máy tính xách tay của Apple chỉ có hai dòng đó là: MacBook và MacBook Pro. MacBook được Apple định giá rẻ hơn vì nhiều yếu tố: chất liệu nhựa (chỉ riêng phiên bản cuối năm 2008 là được làm bằng nhôm nguyên khối), cấu hình thấp hơn. Nhìn chung, MacBook là chiếc notebook thích hợp cho những ai muốn trải nghiệm thử hệ điều hành OS X mà không muốn phải bỏ ra quá nhiều tiền.

Tuy nhiên vào năm 2008, Apple cũng lại tạo nên một điều bất ngờ khác với dòng Air hoàn toàn mới. MacBook Air lúc bấy giờ đã khiến cho cả ngành công nghiệp kinh ngạc với độ mỏng, trọng lượng của một chiếc laptop, và chính Air của Apple đã khai sinh ra một khái niệm mới gọi là “ultrabook”. Có thể nói, MacBook Air là sản phẩm trung gian của Apple, nó ít mạnh mẽ hơn so với MacBook và MacBook Pro, nhưng lại mang kiểu dáng hiện đại, thiết kế cao cấp từ “người anh” dòng Pro.

Đến lúc này, Apple nhận ra rằng dòng MacBook hiện tại đã quá lỗi thời với kiểu dáng, trong khi đó MacBook Air thì như “con gà đẻ trứng vàng” cho Apple ở mảng laptop. Thời lượng pin lâu, trọng lượng nhẹ, kiểu dáng đẹp đã làm lu mờ đi yếu điểm duy nhất đó là: bộ vi xử lý yếu hơn. Cuối cùng, Apple quyết định khai tử dòng MacBook vào năm 2011.

Bước ngoặc lớn tiếp theo đó là khi Apple ra mắt MacBook Pro với màn hình Retina. Việc đưa màn hình độ phân giải siêu cao lên laptop đã làm cho khoảng cách giữa MacBook Pro và MacBook Air ngày càng xa hơn: Air dành cho những ai thích sự tiện lợi, và Pro dành cho những người có nhu cầu cao trong việc xử lý các tác vụ phức tạp.

Thế nhưng Apple hiểu được rằng: Pro vẫn là Pro, vẫn là một chiếc máy nặng và cồng kềnh hơn so với Air - mặc dù hãng đã cố gắng làm mỏng đi đáng kể chiếc Pro 15-inch và 13-inch, còn Air thì màn hình chất lượng kém hơn. Trong khi đó nhu cầu người dùng thì ngày một “tiên tiến hơn”: người ta bắt đầu mong muốn một chiếc notebook nhỏ gọn và tiện lợi như Air, nhưng phải có màn hình Retina xuất sắc như dòng Pro. Apple biết và họ quyết định mở ra một dòng mới, hay có thể gọi là mang trở lại dòng MacBook họ đã từ rũ bỏ trước đây.

MacBook Air giờ đây như dòng MacBook ngày xưa, còn MacBook ngày nay thì lại là một chiếc MacBook Air hoàn toàn mới

Nếu đọc toàn bộ đoạn trên thì các bạn sẽ nhận ra rằng câu đó khá hợp lý:
Từ năm 2008: MacBook -> MacBook Air -> MacBook Pro
Năm 2015: MacBook Air -> MacBook -> MacBook Pro

Lúc này sẽ có nhiều bạn thắc mắc liệu Apple một lúc nào đó sẽ khai tử MacBook Air hiện giờ, và tại sao họ lại tạo riêng ra một dòng MacBook mới? Câu trả lời thực chất cũng đã nằm ở phần trên, MacBook mới vẫn có một cái giá quá mắc so với những ai cần một chiếc notebook chạy OS X chỉ để làm việc nhẹ, hoặc chỉ muốn tìm hiểu thử nền tảng của Apple. Liệu các bạn có chịu bỏ ra từ 1.299$ để mua một chiếc MacBook mới về trải nghiệm cho vui?.

Chưa hết, với những ai dùng laptop Windows thông thường như nhiều bạn sinh viên chẳng hạn, khi họ chuyển qua nhìn MacBook Air họ vẫn sẽ thấy chất lượng màn hình của nó ở mức tốt, không có gì đáng phàn nàn - có chăng thì trước đó họ đã dùng MacBook Pro Retina một thời gian mới cảm thấy khó chịu.

Ngoài ra hoàn cảnh của MacBook Air hiện giờ khác với MacBook cũ. MacBook Air giờ đây vẫn là một chiếc máy đáng giá bởi độ tiện lợi, thiết kế cao cấp cùng với đó là thời lượng pin lâu. Trong khi đó, ngày xưa thì chiếc MacBook cũ ngoài mạnh hơn thì nó thua thiệt hoàn toàn về kiểu dáng, quá cũ - lỗi thời - cồng kềnh. Chính vì vậy việc Apple khai tử MacBook Air là điều khó có khả năng xảy ra.

Tại sao Apple lại tạo ra dòng MacBook mới?

Thoả mãn nhu cầu từ người dùng

2994465_tinhte_the_new_MacBook_Retina_12_2015_4.
Nhỏ gọn, mỏng, pin lâu như Air và có một màn hình xuất sắc của MacBook Pro - Apple đã kết hợp mọi thứ vào chiếc MacBook mới, và đó cũng là những gì mà người dùng MacBook Air hay thậm chí là MacBook Pro hiện giờ đang mong đợi. Với những ai đã quen với màn hình Retina trên MacBook Pro sẽ nhận ra rằng màn hình của Air thực sự cần được nâng cấp, mình và nhiều người cảm thấy thực sự khó chịu khi quay trở lại nhìn màn hình của Air hay MacBook Pro thường.

Thực tế trước đây đã có rất nhiều người mong đợi về một chiếc "Air Retina" nhưng họ nghĩ rằng sẽ thực sự khó để MacBook Air có màn hình Retina bởi như vậy thì thời lượng pin sẽ bị giảm sút đáng kể, không đạt hiệu năng cao như các thệ hệ bây giờ. Tuy nhiên, Apple đã chứng minh điều đó là sai khi với MacBook mới, họ đã đưa ra phương pháp thiết kế lại pin theo kiểu "xếp lớp".

Và kết quả là chúng ta có một chiếc MacBook mới là sự kết hợp hài hoà giữa Air và Pro.

Kỳ vọng về tương lai "không còn nhiều cổng kết nối"

[​IMG] ​

Thông điệp khá rõ ràng mà Apple muốn truyền tải qua MacBook mới đó chính là “tương lai notebook không cần đến các cổng kết nối nữa”. Cổng USB-C duy nhất sẽ đóng vai trò là giao tiếp cho mọi kết nối của MacBook 12": từ sạc pin, trao đổi dữ liệu (USB 3.1 gen 1 và Thunderbolt), kết nối màn hình (Thunderbolt kiêm mini DisplayPort 1.2, HDMI/DVI/VGA).

Và tất nhiên để kết nối với nhiều thiết bị ngoại vi khác thì Apple buộc bạn phải bỏ thêm tiền để mua phụ kiện. Nhiều người cho rằng Apple đang muốn “moi tiền” từ khách hàng, nếu cảm thấy bất tiện và suy nghĩ như vậy thì chúng ta nên cứ vui vẻ với các thế hệ MacBook Pro hay Air hiện tại. Nhưng nếu nghĩ xa hơn các bạn sẽ thấy Apple thực sự đang muốn tạo ra một tương lai “không dây”.

MacBook Pro thể hiện quan điểm dứt khoác của Apple trong việc chuyển sang dùng kết nối không dây

Apple trong nhiều năm qua đã phát triển không ngừng nghỉ tạo ra các phương thức trao đổi dữ liệu, tương tác các thiết bị nội bộ một cách tốt nhất như: AirDrop, Handoff hay Continuity. Tất cả đều hướng đến tương lai không cần phải nối smartphone vào máy tính để lấy dữ liệu, rất rườm rà và mất thời gian.

Thực chất trước đây Apple cũng đã mạnh dạn thực hiện điều tương tự: đó là bỏ cổng Ethernet và ổ đĩa quang trên dòng MacBook Air, sau đó áp dụng luôn cho MacBook Pro. Và đến bây giờ, chúng ta thấy rằng cả hai thật cồng kềnh khi mang lên một chiếc laptop nhỏ gọn. Biết đâu điều tương tự sẽ xảy ra với cổng USB hiện nay?

Lời đáp trả với những chiếc laptop lai

Những laptop lai có khả năng chuyển thành một chiếc tablet nhờ vào màn hình cảm ứng, và có thể gập ngược lại 360 độ. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là tính thực dụng của chiếc tablet đó ở khía cạnh nào? Người ta không thể nào mang một chiếc tablet nặng cả ký, đồng ý là khi bạn làm việc thì sẽ chuyển qua chế độ laptop, nhưng khi chuyển qua tablet thì bạn có vui vẻ nhấc nó lên đọc sách như những tablet thuần hiện giờ - trừ khi bạn muốn tập cơ tay.

Apple biết rằng xu hướng laptop lai là có, nhưng hãng muốn tiếp cận nó với phương pháp khác. Apple không muốn chiếc MacBook mới của mình bẻ gập 360 độ ra sau để thành tablet - cơ bản một phần là vì màn hình của nó không có cảm ứng. Thứ họ muốn là gì? Đó là một chiếc laptop có kích thước nhỏ gọn như tablet, độ nặng chênh lệch với tablet là chấp nhận được (với 900g - chỉ nặng hơn iPad thế hệ đầu một chút, và nặng gấp hai lần iPad Air, nên nhớ là ta đang so laptop với tablet).

Hơn nữa, thay vì tạo ra một chiếc tablet lớn, Apple quyết định cho ra MacBook mới nhỏ gọn nhưng vẫn có phím đầy đủ, chạy OS X, màn hình Retina và vi xử lý Intel Core M - những điều không thể nào mang lên một chiếc tablet. Apple biết rằng người dùng cần một chiếc laptop nhẹ và gọn như tablet, chứ không cần một chiếc tablet siêu to, siêu cồng kềnh trong trường hợp của laptop lai.

Nhìn chung, MacBook mới của Apple ngoài việc thoả mãn sự mong chờ của người dùng, nó còn mang rất nhiều kỳ vọng. Kỳ vọng về một “tương lai không còn nhiều cổng kết nối”, kỳ vọng về các thế hệ notebook siêu nhỏ gọn với chất lượng phần cứng cao cấp. Những sự kỳ vọng đó liệu có quá sớm và quá vội vã hay không, hãy để thời gian và Apple chứng minh!

Read more »

Apple App Store, iTunes Store, Mac App Store và iBooks Store không thể kết nối được

Screen Shot 2015-03-11 at 21.56.27.
Không rõ vì một lý do gì đó mà toàn bộ hệ thống kho ứng dụng, kho nhạc và sạch của Apple đã chết, không thể truy cập được nữa. Khi mở trang chủ các ứng dụng lên thì nó vẫn hoạt động bình thường nhưng bạn không thể tải mới bất cứ một ứng dụng nào cả, nó đều báo lỗi không thể kết nối tới máy chủ. Được biết hiện tượng này không chỉ ở Việt Nam mà xuất hiện trên phạm vi toàn cầu. Apple hiện chưa đưa ra bất cứ bình luận nào ngoài việc chỉnh sửa tình trạng hệ thống của các dịch vụ này là không thể truy xuất với tất cả người dùng.

Read more »

Tuesday, March 10, 2015

Rom Galaxy S5 AU - Rom SphinX Samsung Galaxy S5 AU SCL23 V1b (New 19/11)

Rom SphinX V1b 
Samsung Galaxy S5 G900J (SCL23)

Rom SphinX V1b Final
Changelog:
- Dựa trên Firmwave SCL23KDU1BNG3 4.4.2 (Build date: Tue, 15 Jul 2014)
- Cập Nhật (Update):
  • Gapps: Chrome, Drive, Gmail, Gmaps, GoogleTTS, YouTube, Google Play Store 5.0, Google Core.
  • Sapps: Group Play, SamsungApps, SamsungBilling, SFinder, SHealth, Clock.
  • Other: Dropbox, HP Mobile Print, SmartRemote...
- Thêm (Add):
  • Apps: Polaris Office 5, Google News, Google Lịch.
  • Tin nhắn: Mod nhắn tin bằng tiếng Viết ở cửa sổ pop-up không bị giớ hạn 70 kí tự
  • Chức năng: Bật tắt màn hình khi có thông báo tin nhắn, lịch Việt vào S Planner, lịch Việt, Nút thoát nhanh trong trình duyệt gốc.
  • Bản phím: SamsungIME mặc định gõ tiếng Việt telex
  • Ngôn ngữ: Kích hoạt full ngôn ngữ (Trên 70 ngôn ngữ khác nhau bao gồm tiếng việt, như S5 quốc tế)
  • GPS: Cấu hình định vị chuẩn hơn, tối ưu cho Việt Nam
- Toggle 2G/3G: Cho phép bạn chuyển nhanh 2G/3G 

- Chế độ đa nhiệm – Đa cửa sổ:
  • Có thể mở bất kỳ ứng dụng bên thứ 3 trong chế độ đa cửa sổ (Cài đặt trong Apps Ứng Dụng Đa Cửa Sổ)
- Loại Bỏ: Apps Nhật, Apps nhà mạng, Knox, và các app không cần thiết.

- Sửa (Fix) các lỗi từ bản SphinX V1a: 
  • Bật tắt 3G, chuyển mạng mất sóng >>> Fix ok, bật tắt 3G, chuyển mạng bình thường không mất sóng
  • Không mở được wifi hostpot >>> Fix ok, hoạt động bình thường
  • Không có mục cài đặt NFC trong Settings >>> Fix ok.
  • Không mở được Screen Mirroring >>> Fix ok, hoạt động bình thường
  • Không mở được Chế độ riêng tư >>> Fix ok, hoạt động bình thường
  • Lỗi cảm biến đo nhịp tim >>> Fix ok, hoạt động bình thường
  • Fix FC Video >>> Ok
- Root, Busybox and Zipalign.
Screenshots:
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]



Hướng dẫn và Download up rom SphinX V1b 
Galaxy S5 G900J (SCL23)
Hướng dẫn cài Rom SphinX Stock V1b Galaxy S5 G900J (SCL23)
- Để chắc chắn NFC hoạt động hãy tháo sim và thẻ nhớ trước khi tiến hành up rom.
- Sau khi flash xong máy sẽ tự factory data reset, vì vậy hãy backup các dữ liệu trong bộ nhớ trong trước khi flash.
- Download bộ công cụ Odin_v3.10.0 
- Cài đặt Driver samsung (nếu đã cài đặt có thể bỏ qua).
- Đưa máy về chế độ bằng cách tắt nguồn Bấm giữ tổ hợp phím Vol - , Home và Power cho đến khi hiện chữ Nhật thả ba phím ra bấm tiếp phím Vol + là OK
- Mở công cụ Odin lên
- Click vào nút AP, trỏ tới file GalaxyS5_G900J_SCL23_SphinX_V1b.tar.md5
- Chờ một chút để Odin check MD5
- Click nút Start để tiến hành flash ROM SphinX V1b.



Download Rom: 
  • File: GalaxyS5_AU_SCL23_SphinX_V1b_19.11.2014.tar.md5 (New 19/11)
  • MD5: C1DAA9FC-7E597541-4B631962-2D6AE225
  • Link Fshare: updating...
  • Link Google 1: >>> Click here
  • Link Google 2: >>> Click here

Read more »

Hướng dẫn cài Win cho Mac đơn giản bằng Winclone 4.4 (không cần bootcamp)

Mình xin hướng dẫn cách cài win đơn giản cho Mac. hỗ trợ mac 10.6 đến 10.10
(không phải win ảo mà là cài win và mac song song)
Link tải winclone 4.4: http://www.mediafire.com/download/8wp9t69o911272t/WINCLONE 4.4.dmg
Bản ghost winclone
Win 7 Pro 64 bit (3.1 GB): https://www.fshare.vn/file/PQAYN5GMG3TM
Win 7 Pro 64 (fullsoft) (6.2GB)https://www.fshare.vn/file/REGTIT9LYRMJ
Win 7 Ultimate 64 bit (Fullsoft)(4.2GB): https://www.fshare.vn/file/G1EOWAFX94I1
Win 8.1 Pro 64 bit (3.6GB): https://www.fshare.vn/file/ELKRX15AQLJM
Win 8.1 Singlelang(Fullsoft) (6.2GB) : https://www.fshare.vn/file/ZDLN8VE41MRP

Dưới đây là hình ảnh hướng dẫn
Đầu tiên các bạn chia ổ để cài win
Vào disk Ultility
[​IMG]

Chia thêm 1 ổ trên 30G tuỳ ý với định dạng MS- DOS (FAT)

[​IMG]
Mở File WINCLONE 4.4.dmg lên kéo Winclone Pro vào Application
[​IMG]
[​IMG]

Tiếp theo mình hướng dẫn cr winclone pro
Bạn mở Cài đặt vào security $ Privacy > Genaral, bạn mở cái hình ở khoá ra sau đó mục Allow appls downloaded from: sẽ hiên ra và chon vào mục Anywhere
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
Lưu ý với mac 10.9.5 và 10.10 bạn phải sửa file hê thống trong /usr/bin để có thể mở được File cr WinClone pro 4x
[​IMG]
Các bạn làm như sau
vào Finder ấn tổ hợp phím Command + Shift + G sau đó ấn /usr/bin > tìm đến file codesign và đổi tên thành codesign1095 (hỏi mật khẩu bạn đánh vào), sau đó copy file codesign trong thư mục: OSX-10.9.5-10.10-FIX
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]


Tiếp theo mở File cr: Winclone pro 4x (Sp) chọn vào hình kính núp rồi tìm đến Winclone pro trong mục application
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
Open là xong vậy là Winclone Pro đã full

Mở nó lên
Kéo bản Ghost Winclone 7 hoặc 8 vừa tải về vào winclone, chọn vào win7pro.clone > chọn ổ mới tạo lúc nãy rồi ấn Restore to Volume
[​IMG]
[​IMG]
[​IMG]
Đợi và hưởng thụ.
Xong quá trình này tắt Winclone đi rồi khỏi động lại máy tinh ấn Option để chọn boot vào ổ win
Điểm chú ý lớn khi cài trên máy Mac đều có 1 phân vùng Recovery HD sẽ rất khó trong việc chia thêm 1 ổ chứa dữ liệu nữa.
Nếu không xóa phân vùng Recovery HD mà cứ thêm 1 ổ data nữa máy sẽ mất Win hoặc Mac
Cái này các bạn phải dùng lệnh để xóa phân vùng Recovery HD rồi mới thêm được 1 ổ nữa làm data
Tham Khảo cách xóa tại đây : https://www.tinhte.vn/threads/huong-dan-xoa-bo-phan-vung-recovery-hd-tren-mac-sau-khi-cai-lion.609153/
Không làm được bước này bạn cứ để 1 ổ mac và 1 ổ win dùng không sao hết :D
Cuối cùng là Driver win các bạn tải Bootcamp tương ứng trên từng dòng máy nhé
Boot Camp Support Software 5.1.5640
Download

    • MacBook Air (11-inch & 13-inch, Mid 2011)​
    • MacBook Air (11-inch & 13-inch, Mid 2012)​
    • MacBook Pro (15-inch & 17-inch, Mid 2010)​
    • MacBook Pro (13-inch, & 15-inch, Early 2011)​
    • MacBook Pro (17-inch, Early 2011)​
    • MacBook Pro (13-inch,15-inch & 17-inch Late 2011)​
    • MacBook Pro (13-inch & 15-inch, Mid 2012)​
    • MacBook Pro (Retina, Mid 2012)​
    • MacBook Pro (Retina, 13-inch, Late 2012)​
    • MacBook Pro (Retina, 13-inch & 15-inch Early 2013)​
    • Mac Pro (Early 2009)​
    • Mac Pro (Mid 2010)​
    • Mac Pro (Mid 2012)​
    • Mac mini (Mid 2011)​
    • Mac mini (Late 2012)​
    • iMac (27-inch, Mid 2010)​
    • iMac (21.5-inch & 27-inch, Mid 2011)​
    • iMac (21.5-inch, Late 2011)​
    • iMac (21.5-inch & 27-inch, Late 2012)​
Boot Camp Support Software 5.1.5621
Download

    • MacBook Air (11-inch, Mid 2013)​
    • MacBook Air (13-inch, Mid 2013)​
    • MacBook Pro (Retina, 13-inch, Late 2013)​
    • MacBook Pro (Retina, 15-inch, Late 2013)​
    • Mac Pro (Late 2013)​
    • iMac (21.5-inch, Late 2013)​
    • iMac (27-inch, Late 2013)​
    • iMac (21.5-inch, Late 2013)​

Boot Camp Support Software 4.0.4255
Download
Cho bác nào cài win 7

Read more »

8 cách giải quyết khi ổ lưu trữ trong máy Mac của bạn bị đầy

[​IMG] 

Máy xài một thời gian thì dung lượng ổ cứng hoặc ổ SSD sẽ đầy lên, đó là điều tất nhiên. Và khi đầy thì chúng ta sẽ phải bắt tay vào dọn dẹp để có chỗ mà lưu thêm những thứ mới, và cũng để đảm bảo rằng hệ điều hành có đủ dung lượng trống cần thiết để việc sử dụng không bị chậm đi. Máy Mac cũng chẳng phải là ngoại lệ, vậy nếu ổ lưu trữ đã đầy rồi thì chúng ta có thể làm những gì để giải phóng không gian? Mời các bạn tham khảo bài viết sau, và nếu các bạn có góp ý, chia sẻ gì thì hãy bình luận ngay trong topic bên dưới luôn nhé.

1. Xóa thùng rác

Nghe thì có vẻ hiển nhiên, nhưng nhiều bạn xóa file rồi lại quên xóa trong... thùng rác, nên kết quả là dữ liệu của bạn vẫn còn trong máy chứ vẫn chưa được giải phóng nên dung lượng lưu trữ không bị giảm đi là đúng rồi. Để dọn thùng rác thì quá đơn giản, chỉ việc nhấn vào biểu tượng Trash trên thanh dock của máy, nhấn nút "Empty" là xong. Nên cẩn thận nhìn qua một lượt để tránh xóa nhầm các tập tin quan trọng nhé.

2. Phân tích việc sử dụng ổ lưu trữ của các thư mục


Đây là việc cần làm bởi nó sẽ giúp bạn xác định xem những thư mục nào có dung lượng lớn nhất, từ đó bạn có thể dọn dẹp dữ liệu của mình nhanh chóng hơn. Công cụ miễn phí Disk Inventory X sẽ giúp bạn thực hiện thao tác này một cách tự động và tiện lợi, bạn không phải đi thống kê thủ công từng nơi trong hệ thống tập tin của OS X. Tải ứng dụng này về tại đây.
[​IMG]

Sau khi tải xong, bạn hãy nhấn chọn ổ đĩa để quét. Tùy dung lượng của ổ mà thời gian quét sẽ lâu hoặc mau. Kết quả cuối cùng bạn có được là một danh sách các folder sắp xếp theo thứ tự giảm dần về mặt dung lượng, ngoài ra bạn còn xem được loại file nào chiếm nhiều không gian nhất trên máy để mà có kế hoạch dọn cho phù hợp.

3. Tắt tính năng Dictation đi nếu bạn không sử dụng

Dictation là công cụ nhập liệu bằng giọng nói của OS X khá tiện lợi khi bạn chỉ cần đọc là chữ sẽ tự xuất hiện, tuy nhiên không phải ai cũng cần dùng đến tính năng này. Nếu bạn không cần xài, hãy xóa bỏ dữ liệu Dictation đi, khi đó bạn sẽ có được thêm khoảng 500MB đến 1GB dung lượng trống. Con số này nghe thì có vẻ nhưng lại rất quý giá với bạn nào đang xài SSD, ví dụ như MacBook Air với SSD chỉ 64GB hay 128GB chẳng hạn.

Cách tắt: vào  > System Preferences > Dictation & Speech. Bỏ chọn mục "Enhanced Dictation", sau đó nhấn Off và khởi động lại thiết bị.

[​IMG]

4. Bật Selective Sync nếu bạn có dùng dịch vụ đám mây

Ngày nay các dịch vụ lưu trữ online đã khá phổ biến, ví dụ như OneDrive, Dropbox hay Google Drive. Và thường thì chúng ta sẽ cài đặt ứng dụng lên thẳng trên máy để quá trình đồng bộ được diễn ra nhanh chóng và gọn gàng hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng cần đồng bộ hết mọi tập tin từ trên mây xuống lưu trên máy, như vậy sẽ khiến ổ lưu trữ của chúng ta bị đầy lên một cách không cần thiết.

Mình lấy ví dụ thế này: mình có một folder sao lưu ảnh nặng 5GB trên Dropbox chuyên chứa hình chụp từ điện thoại. Đây chỉ là thư mục sao lưu nên rất ít khi mình cần xài tới nó, và việc sync cả thư mục này xuống máy Mac là một chuyện vô cùng uổng phí. Thay vào đó, mình ra lệnh cho Dropbox chỉ sync các thư mục khác, còn folder ảnh này (và vài thứ nữa) thì cứ để trên mây là đủ rồi. Bạn vẫn có thể lên trang web của nhà cung cấp dịch vụ đám mây để tải các file không được đồng bộ ngay khi cần thiết mà?

Cách làm sẽ khác nhau tùy theo từng app, nhưng nhìn chung thì bạn sẽ phải truy cập vào phần cấu hình của app đám mây, sau đó tìm mục Selective Sync và bỏ chọn đi các folder không cần đồng bộ xuống máy Mac.

[​IMG]

5. Xóa bớt các tập tin sao lưu thiết bị iOS


Nếu bạn có đồng bộ thiết bị iOS của bạn thì nhiều khả năng iTunes sẽ giữ một bản sao lưu thiết bị trên máy Mac của bạn. Việc giữ một bản thì không vấn đề gì, nhưng đôi lúc iTunes lưu đến hai ba bản nên chiếm dung lượng của chúng ta khá nhiều bởi mỗi bản có thể lên đến cả vài GB lận. Thế nên, thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra và xóa bớt đi nhé.

Cách làm như sau:
  1. Chạy iTunes lên, vào menu iTunes > Preferences (hoặc nhấn Command + dấu phẩy)
  2. Chuyển sang thẻ Devices
  3. Chọn lấy một bản backup không cần thiết (chú ý đến thời điểm tạo bản backup đó)
  4. Nhấn nút Delete Backup để xóa
  5. Nhấn OK để hoàn tất
[​IMG]

6. Sử dụng CCleaner


Đây là một ứng dụng bên thứ ba có khả năng quét và giúp bạn dọn bớt những tập tin tạm mà bình thường bạn sẽ rất khó tìm được, thậm chí chẳng biết chúng là gì để mà tìm. Một vài ví dụ đơn giản mà CCleaner có thể dọn bớt đó là file tạm của trình duyệt, dữ liệu về các app đã chạy gần đây hoặc các tài liệu mới mở gần đây, các file log chứa lỗi... Những tập tin này tuy nhỏ nhưng theo thời gian thì chúng tích tụ lại thành một khối lượng rất lớn, và sau vài tháng không dọn dẹp thì mình đã có thể giải phóng được hơn 3GB trống nhờ CCleaner đấy.

CCleaner có bản miễn phí và tính phí, nhưng mình thấy chỉ cần bản miễn phí là cũng đủ xài rồi. Tải về tại đây.

[​IMG]

7. Gỡ bỏ các ứng dụng không cần thiết

Cái này thì mình chỉ nhắc nhở các bạn thôi chứ các bạn dư sức biết rồi mà nhỉ? Lưu ý là có một số app đặc biệt đòi hỏi bạn phải chạy trình Uninstall riêng chứ không chỉ xóa thủ công khỏi thư mục Applications, nhớ để ý những ứng dụng như thế để đảm bảo gỡ bỏ sạch sẽ và tránh xung đột về sau nhé.

8. Cài máy lại từ đầu (không khuyến khích)

Cài lại máy, format trắng ổ đĩa thì đảm bảo sạch sẽ rồi, nhưng mình không khuyến khích bởi vì nó rất mất thời gian. Bản thân OS X không sinh ra quá nhiều file tạm nên bạn cũng chẳng cần cài lại máy làm gì, mình dùng 3 năm rồi cũng không cần cài lại. Bạn chỉ cần thực hiện các bước trên, kết hợp với việc lưu file hợp lý là sẽ dễ dàng dọn được ổ cứng/SSD mà thôi.

Trích nguồn: tinhte.vn

Read more »