Sunday, May 22, 2011

Câu 6. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam


mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội là độc lập tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân
mục tiêu cụ thể của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là:
v Mục tiêu chính trị: Chế độ chính trị mà chúng ta xây dựng là chế độ do nhân dân làm chủ. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu bằng nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong nhà nước đó quyền lực thuộc về nhân dân, chính phủ là đầy tớ của dân.
v Mục tiêu kinh tế: Nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là “một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến” [3] ,bảo đảm xoá bỏ vĩnh viễn áp bức, bóc lột
v Mục tiêu văn hoá - xã hội:
Xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc sâu sắc; biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, kết hợp với kế thừa và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam
v Mục tiêu về quan hệ xã hội:
Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, có quan hệ tốt đẹp giữa người với người; các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện; đạo đức, lối sống xã hội phát triển lành mạnh. Một xã hội tôn trọng sự bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về động lực của chủ nghĩa xã hội
Ø Động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động , nòng cốt công nông tri thức.
Ø Động lực về chính trị,tinh thần
Ø Động lực vất chất
Ø Động lực về khoa học kĩ thuật và yếu tố quốc tế.
Ø Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng lợi ích kinh tế nhất là lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động. Hồ Chí Minh phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, nhưng Người rất quan tâm tới lợi ích cá nhân chính đáng, coi trọng động lực cá nhân, tìm tòi cơ chế chính sách để kết hợp hài hoà lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân như: khoán, thưởng, phạt trong kinh tế.
Ø Ngoài những động lực trên, Hồ Chí Minh còn nhắc nhiều đến vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực cơ chế, chính sách của nhà nước cùng các vai trò các tổ chức thành viên khác
bên cạnh việc chỉ ra những nguồn động lực phát triển chủ nghĩa xã hội, Người còn cảnh báo những trở lực kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Đó là:
Ø Phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân,
Ø Phải đấu tranh chống tham ô lãng phí, quan liêu,
Ø Phải thường xuyên chống chia rẽ, bè phái, mất doàn kết, vô kỷ luật
Ø Chủ nghĩa chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng không chịu học tập cái mới

1 comments:

Post a Comment