Sunday, May 22, 2011

Câu 5: quan điểm HCM về đặc trưng mục tiêu động lực của CNXH

· Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
- HCM tiếp thu lý luận về CNXH khoa học của lí luận Mác-Lenin Hồ Chí Minh đã tìm thấy trong lý luận Mác-Lênin sự thống nhất biện chứng giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người
-Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH từ phương diện đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo nhân văn MÁcxít.
-Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ truyền thống lịch sử văn hoá và con người Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, tính kết cấu cộng đồng cao , lấy nhân nghĩa là gốc, có truyền thống trọng dân, khoan dung, hoà mục để hoà đồng.Văn hoá Việt Nam là văn hoá trọng trí thức, hiền tài. Đây là một trong những cơ sở đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa xã hội. Con người Việt Nam có tâm hồn trong sáng giàu lòng vị tha, yêu thương đồng loại, kết hợp được cái chung với cái riêng, gia đình với tổ quốc, dân tộc và nhân loại.
2>Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội
1>Bản chất của Chủ nghĩa xã hội:
Ø Quan niệm về chủ nghĩa xã hội một cách tổng quát: Xem xét Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như một chế độ xã hội hoàn chỉnh trong đó con ng dc phát triển toàn diện, tự do.Trong 1 xã hội như thế. Mọi thiết chế, cơ cấu xã hội đều hướng tới mục tiêu giải phóng con ng
Ø Quan niệm về chủ nghĩa xã hội dựa vào một mặt nào đó trong xã hội:

ü Về phân phối sản phẩm Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em...”[1]
ü Về kinh tế: Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh hai yếu tố: Chế độ sở hữu và quan hệ phân phối: làm theo năng lực hưởng theo lao động,có phúc lợi xã hội.
ü Về chính trị: Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh bản chất của chủ nghĩa xã hội, đó là nền dân chủ kiểu mới, một nhà nước của dân, do dân, vì dân. “Nhà nước XHCN và dân chủ nhân dân chỉ lo lợi ích cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, ngày càng được tiến bộ về vật chất và tinh thần, làm cho trong xã hội không có người bóc lột người”[2]
ü HCM quan niệm về CNXH ở nước ta bằng cách nhấn mạnh mục tiêu vì lợi ích của tổ quốc của nhân dân.là làm sao cho dân giàu nước mạnh, là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, làm cho nước ta hoàn toàn dc độc lập , dân ta dc hoàn toàn tự do,đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng dc học hành……
2> Đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội
Ø Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ, nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ø Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
Ø Chủ nghĩa xã hội là xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức, con người có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình.
Ø Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý, làm theo năng lực hưởng theo lao động, các dân tôc bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi.
Ø Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.

0 comments:

Post a Comment